Mỳ gạo Hùng Sơn mang đậm chất quê Thái Nguyên

Mỳ gạo Hùng Sơn Đại Từ có giòn, dẻo và thơm. Trong lúc nấu có lỡ tay quá lửa sợi mỳ vẫn không bị nát, nước vẫn trong. Mỳ có thể dùng để làm phở nước, phở xào, có thể làm canh nấu với cua đồng, rau rút hoặc trong các món lẩu quen thuộc.

Các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu về mỳ gạo của quê hương Thái Nguyên qua bài viết sau nhé!

»  Xem thêm: Tương nếp Úc Kỳ món đặc sản vang danh của Thái Nguyên

Mỳ gạo Hùng Sơn mang đậm chất quê Thái Nguyên
Mỳ gạo Hùng Sơn mang đậm chất quê Thái Nguyên

Nguyên liệu làm mỳ gạo Hùng Sơn: 

Người dân Hùng Sơn làm mỳ bằng một loại gạo đặc biệt, đó là gạo bao thai đặc sản của Định Hóa.

Mỳ gạo
Mỳ gạo

Cách làm mỳ gạo Hùng Sơn Thái Nguyên:

Gạo đem về nhặt sạch, vo kỹ, ngâm 8 tiếng rồi xay ra thành bột. Thứ bột dẻo dẻo, sánh sánh được lọc đi lọc lại nhiều lần rồi ủ lại qua đêm, sáng hôm sau tráng bánh. Người ta bóc bánh đặt vào khuôn, đem phơi và cắt bánh thành những sợi mỳ đều đặn.

Điều đặc biệt của loại mỳ này là không sử dụng hàn the hay bất kỳ một chất hóa học nào. Vì vậy mỳ có độ trắng dẻo hoàn toàn tự nhiên, dậy lên mùi thơm của gạo, khi ăn vị ngọt của thứ gạo đồi cứ đọng lại nơi đầu lưỡng đem lại cảm giác khó quên.

Cách làm mỳ gạo
Cách làm mỳ gạo

Mỳ gạo Hùng Sơn mang đậm chất quê:

Dù có từ lâu nhưng mỳ Hùng Sơn chỉ thực sự được người dân trong tỉnh biết đến cách đây một vài năm nhờ những lần xuất hiện tại các kỳ hội chợ dưới T.P Thái Nguyên. Khi mới xuất hiện, thứ mỳ gạo này ít được biết đến, tuy nhiên theo thời gian, cùng với những ưu điểm nổi trội như cái ngọt của bột bao thai, sợi mỳ dai không bị nhừ nát nên mỳ Hùng Sơn đã để lại ấn tượng với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Phơi mỳ ngoài nắng
Phơi mỳ ngoài nắng

Mỳ Hùng Sơn đã trở thành đặc sản của người dân Đại Từ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên không xa, nên bạn có thể đến tận nơi sản xuất để mua về làm quà nhé!

Bài viết liên quan